Kiến thức khác
Rootkit là gì? Đặc điểm của rootkit
Ngày nay khi hacker đã phát triển quá mạnh mẽ thì bất kì hệ thống máy chủ dù kiên cố thế nào vẫn có thể bị xâm nhập với nhiều thức tinh vi khác nhau. Trong các cách tiếp cận, xâm nhập hệ thống thì rootkit là một công cụ khá nguy hiểm. Thuật ngữ “rootkit” trở nên phổ biến khi có cuộc tranh luận về hệ thống chống sao chép CD nhạc của Sony vào năm 2005, chúng tự động cài một rootkit vào các PC chạy Microsoft Windows mà người dùng không hề được hỏi ý kiến.
Xem thêm: Lỗ hổng từ máy chủ ảo có thể gây nguy hiểm cho hệ thống
Rootkit là gì?
Rootkit là phần mềm hoặc bộ công cụ phần mềm che giấu sự tồn tại của một phần mềm khác mà thường là virus xâm nhập vào hệ thống máy tính. Rootkit thường được hacker dùng sau khi chiếm được quyền truy cập vào hệ thống máy tính. Nó sẽ che dấu dữ liệu hệ thống, tập tin hoặc tiến trình đang chạy, từ đó hacker có thể vào hệ thống máy tính mà không thể biết được. Một máy tính bị cài rootkit được gọi là bị “chiếm quyền root”. Thuật ngữ “rootkit” lúc đầu được dùng cho hệ thống dùng bộ công cụ Unix, nó có thể che dấu kỹ lưỡng vết tích của kẻ xâm nhập cho dùng đã dùng các lệnh “ps”, “netstat”, “w” and “passwd” để kiểm tra, vì vậy nó cho phép kẻ xâm nhập duy trì quyền “root” trên hệ thống, thậm chí người quản trị hệ thống cũng không thể thấy họ. Ngày nay thuật ngữ này còn được dùng cho Microsoft Windows khi xuất hiện các công cụ tương tự.
Đặc điểm của rootkit
Đặc điểm chính của rootkit là có khả năng che dấu nên nếu dùng các chương trình từ hệ thống như: “Registry Editor”, “Find Files”, “Task Manager” thì không thể phát hiện. Thậm chí dù có phát hiện ra rootkit đi nữa thì xóa được nó cũng không hề đơn giản chút nào. Không thể sử dụng các công cụ bình thường mà phải dùng các chương trình anti rootkit đặc biệt. Rootkit thường hoạt động ở 2 mức là mức ứng dụng (User–mode) và mức nhân hệ điều hành (Kernel–mode) nên phát hiện được chúng vô cùng khó khăn.
Tác hại của Rootkit đối với hệ thống
Rootkit thường được dùng để che dấu các công cụ tạo các “cửa sau” giúp hacker truy cập vào hệ thống dễ dàng hơn ở lần sau. Rootkit nhân cũng có thể có chức năng tương tự khi tạo ra các cửa sau. Chúng cho phép các tiến trình từ người dùng thông thường thi hành các chức năng cho root. Nó che dấu mọi loại công cụ khác có thể dùng để xâm phạm hệ thống. Người quản lý hệ thống khi bị thâm nhập vẫn không hề hay biết hay hậu quả có thể mang lại cho chủ sơ hữu các thông tin, dữ liệu là vô cùng lớn, thậm chí trong thời gian dài. Một trong những cách tốt nhất để tránh bị nhiễm Rootkit chính là thuê máy chủ ảo để lưu trữ từ những nhà cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp để chạy các chương trình cũng như lưu trữ dữ liệu quan trọng.
Xem thêm: Raid là gì? tầm quan trọng của raid với doanh nghiệp
- Tìm hiểu về dịch vụ CDN - (04/01/2021)
- Bảo vệ RDP server của bạn từ robots và brute force attacks - (31/08/2017)
- Lỗi cập nhật phần mềm từ server Nhật mất đi 1 vệ tinh - (07/05/2016)
- Dòng máy chủ mới nhất từ hãng Dell - (05/05/2016)
- Dùng thiết bị mạng kém chất lượng, ngân hàng mất 81 triệu USD - (04/05/2016)
- Những nguy hiểm về thông tin mạng server trong tương lai - (29/04/2016)
- Máy chủ Intel, nâng cao hiệu suất làm việc - (28/04/2016)
- Tiện ích của công cụ KVM Switch trong quản trị mạng server - (26/04/2016)
- WordPress đã trở thành công cụ phát tán virus của hacker - (25/04/2016)
- Những hệ thống máy chủ nổi tiếng nhất thế giới - (23/04/2016)